Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 1.107 lượt dự án, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 10,12 tỷ USD, tăng 12%.
Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại có 3.566 lượt, giảm 6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt hơn 5,15 tỷ USD, giảm 25%.
Cơ quan này cho rằng, vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài năm 2022 theo tháng và theo thành phần vốn đầu tư
Riêng tháng 12, phần vốn FDI qua góp vốn, mua cổ phần gây chú ý khi gấp 3,7 lần so với tháng trước đó và chiếm tỷ trọng lớn trong cấu phần vốn FDI trong tháng. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự thay đổi ‘trồi sụt’ trong vốn FDI qua từng tháng.
Trong năm 2022, theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 19/21 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ
Theo đối tác đầu tư, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau là Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong năm qua.
Trong đó, bên cạnh lĩnh vực sản xuất, bất động sản đang thu hút nguồn vốn FDI đáng kể từ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Nổi bật trong đầu năm nay là khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm”.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó TP.HCM vươn lên vị trí dẫn đầu. Tiếp theo là Bình Dương (số tăng 47% so với năm trước), Quảng Ninh (tăng gấp 2 lần).
Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (44%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm trước.
Tính lũy kế đến nay, cả nước có 36.278 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 276,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 274,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này ước đạt hơn 234,7 tỷ USD, tăng 7,4% so cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 30,8 tỷ USD.
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2022, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn.
Chẳng hạn, dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần, 920 triệu USD và 267 triệu USD; dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE tăng vốn trên 841 triệu USD; dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng, tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…
Taichinh360.vn. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Taichinh360.vn giữ bản quyền trên website này
Email: mediavietnam9999@gmail.com